-
Những chuyến xe về Tết
Mình nhớ nhiều đến chuyến xe từ Sài Gòn về nhà, Tết 2014. Năm đó mấy anh em tính không về, quyết ăn Tết Sài Gòn. Đến chiều 28, phòng trọ vắng hoe, nhìn ngoài đường thiên hạ áo xanh áo đỏ tíu tít về quê, mấy anh em chịu không thấu.
Xem tiếp... -
Một người anh
Lần đầu gặp anh Tuấn, tôi ấn tượng ngay cái đầu trọc lóc và vành môi dày rộng đượm vẻ can trường. Nhìn anh cười thật hiền tôi không dám tin những lời dân làng đồn đại “thằng đó bị đi tù, vì ẩu đả, nện người ta suýt chết”.
Xem tiếp... -
Những đôi dép cũ
Bạn bảo, hồi về quê thấy ông bà nội vẫn đi đôi dép nhựa tái chế vá đùm vá đụp mà lòng se sắt lại! Dép của ông ngả màu vàng của đất, dép của bà chuyển màu xanh như rêu, cả hai đều mòn hết đế. Nhìn vào đó, bạn thấy đôi chân ông bà nứt nẻ như thửa ruộng ngày hạn, mu bàn chân lớp da chết bong ra đóng thành từng lớp, xám xịt, cổ chân thì khẳng khiu đưa từng bước run run.
Xem tiếp... -
Khi tình cũ được rao bán
"Ai cũng cần những kỷ niệm giữ cho riêng mình", tôi trả lời nàng, người bạn gái hiện tại khi nàng thấy trong học tủ tôi vẫn còn những bức thư tình, những món quà thuở xa lắc xa lơ, của cô người yêu cũ. Tôi là người như thế, thích giữ lại những kỷ vật, thích lưu lại những tin nhắn, và ép nhựa những bức thư, mặc dù biết những thứ "trời ơi đất hỡi" đó đúng là "vô tích sự". Và, nhiều khi còn khiến mình buồn!
Xem tiếp... -
Nhớ thư tình viết tay
Rồi cảm giác đọc những bức thư tay cũ mèm, vàng vọt, có thể mối mọt ăn mất lúc nào không hay, rõ ràng thư tay trở thành một thứ tài sản thuộc về mình, gần như là cổ vật. Mà cổ vật, dù đẹp đẽ bao nhiêu cũng chỉ để ngắm và nhớ.
Xem tiếp... -
Một miền rơm rạ
Từ chốn rơm rạ ra đi, chúng ta chẳng khác nhau đâu. Cũng tiếng gió xào xạc, những ngày xa lắc xa lơ của chú bé đầu trần chân đất, bên cha mẹ, anh chị đang gặt hái ngoài đồng. Ở đó, có tiếng cha cười, có ánh mắt mẹ buồn buồn, có tiếng í ới của hàng xóm áo tơi, nón lá, bước chân phả lên hơi ấm của mùa màng...
Xem tiếp... -
Mưa quê
Ngày mưa bạn lại nhớ ông, nhớ bà. Mưa không ngớt bà ngồi giã trầu, ông ngồi hút thuốc lào rồi đánh tiếng: “Trời ni có nồi bánh ngào mà ăn thì tuyệt”. Cả nhà im lặng, mong ước của ông giản dị mà khó quá. Muốn có bánh ngào phải có bột nếp, phải có mật mía, rồi gừng… Mà thuở ấy hơi xa xỉ. Nhưng rồi có hôm bà ậm ừ, kêu bạn xuống nhà, lôi trong thùng phi cũ ra nào là bột, nào là mật. Ông cười tươi rói, cha mẹ cười, cả đám cháu cũng cười. Nồi bánh ngào năm đó cứ theo bạn suốt chặng đường đời, cứ ngày mưa là bạn nhớ!
Xem tiếp... -
Người sinh non
Một thời làm bạn chăn bò cùng chú, rồi tôi lên thành phố đi học, nghe đâu vợ chú đã sinh con trai, một đứa kháu khỉnh. Bữa trước về nhà, tôi gặp chú ngoài đường, chú lại tay bắt mặt mừng hỏi đủ chuyện:“Cậu Lộc giờ học xong sắp giàu chưa? Cha mất rồi còn mẹ thì khổ! Mà chị Thủy (chị gái tôi) lấy chồng xa quá muốn về thăm mẹ thì khó nhỉ?”
Xem tiếp... -
Ký ức về cha
Tôi không đếm được bao nhiêu ký ức được lưu lại trong tâm trí mình, cũng không nhớ mình từng gặp bao nhiêu người hay từng ngang qua bao nhiêu chuyến xe ngắn dài. Nhưng có một miền ký ức khiến tôi đau đáu nhất, đó là ký ức về Cha.
Xem tiếp... -
Dì Tư
Mùi là con dì Tư. Nhà dì chỉ mỗi con Mùi. Số dì “khổ đắng nước”, chữ của mẹ thường nói về dì, nghĩa là không có gì trên đời có thể khổ hơn đời dì nữa. Dì lấy chồng năm 17 tuổi, chồng mất, khi đó dì chưa có con. Rồi dì đi bước nữa, lần này lấy một ông góa vợ, nhưng có hai đứa con đã lớn. Rổ rá cạp lại, miễn người ta thương dì là được, mẹ kể khi ông ngoại còn sống chỉ mong vậy.
Xem tiếp...