-
Lại đánh kẻ ngã ngựa
Một trận đấu bóng kết thúc sẽ không có nút "undo" để quay lại sửa sai, nên những bài học của những người ngoài sân cỏ "giá như cầu thủ này sút thế này, giá như ông Muira chọn chiến lược kia..." xin đừng nói đến nữa!
Xem tiếp... -
Mặc bikini, hôn nơi nhạy cảm: Vội vàng quá chăng?
Nói đến bikini mới nhớ, cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm qua bắt đầu bỏ phần thi áo tắm. Không phải vị họ khắt khe, cổ hủ, cho rằng mặc áo tắm là xấu mà họ muốn đề cao vẻ đẹp trí tuệ thay vì chăm chú vào sự phô bày cơ thế. Đó là thông điệp của một bộ trang phục! Hay người ta gặp gỡ nhau, chia tay nhau gắn với một nụ hôn lên trán, lên má! Có lẽ, khi các em chia tay tuổi học trò chọn chụp ảnh với bikini, hôn lên nhiều nơi các em chỉ muốn nói lên sự sôi nổi, tuổi trẻ của mình. Điều đó thật tuyệt vời, nhưng 5, 10 năm sau nhìn lại thì tôi nghĩ có lẽ những tấm ảnh đó không đại diện cho tuổi học trò được!
Xem tiếp... -
Bphone nên yêu chứ đừng ghét!
Tôi không phải là tín đồ của smarphone, nhưng qua mạng xã hội, qua các diễn đàn tôi cảm thấy chúng ta không bàn về kĩ thuật, hiệu quả mà Bphone mang lại (Vì chưa có ai cầm trên tay dùng thử cả) mà chúng ta đang bàn quá nhiều về ông chủ của Bpnone, về những câu PR mang đầy ngôn từ hoa mỹ của ông chủ Bphone.
Xem tiếp... -
Nếu một ngày, xã hội chỉ im lặng, không “lên đồng” thì sẽ ra sao?
Tôi nghĩ cái tên gọi mạng xã hội bởi nó đã phản ánh đúng thực trạng trong xã hội. Cộng đồng mạng phải chăng chính là cộng đồng ở ngoài đời thực kia lâu nay ẩn danh, nay có “đất diễn” nên mới bộc phát? Nên những cơn sốt như hot boy Lệ Rơi, hot girl bán bánh tráng trộn, đến hiệp sĩ cứu cây xanh…chỉ là phần nổi của tảng băng trôi mà thôi, phần chìm nằm ở ngoài đời thực đã có từ rất lâu.
Xem tiếp... -
Từ chuyện "Hương mắt lồi" đến chuẩn mực facebook
Tôi vẫn xem Facebook như một “quốc gia ảo” đa sắc tộc, tôn giáo, nhiều thành phần, thế hệ. Nơi mà bắt gặp nhiều luồng tư tưởng khác biệt. Bởi thế việc đề ra các chuẩn mực cộng đồng là điều cần thiết. Cũng như một quốc gia cần có pháp luật vậy. Tất nhiên các chuẩn mực ở mạng xã hội trên Internet vẫn dừng lại ở mức “tự mình nhận thức” là chính.
Xem tiếp... -
Cấm trẻ em dùng Ipad: Tại sao không?
Quả thực, những thiết bị điện tử hiện đại đem lại lợi ích khá nhiều nhưng chính sự mất kiểm soát khiến nhiều đứa trẻ trượt dài trong thế giới ảo. Những đứa trẻ tiếp xúc và nghiện với thiết bị điện tử trở nên hạn chế trong việc tiếp xúc với con người ngoài đời thực. Những quy tắc xã giao được nhanh chóng bỏ qua và thay thế bằng ngôn ngữ mạng. Một loạt các tác hại mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra: Làm suy giảm sự phát triển não bộ của trẻ; gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề trong việc tập trung, sự lo lắng và trầm cảm; khó khăn trong kiểm soát hành vi, béo phì, mất ngủ; kết quả học tập kém và các vấn đề thể chất khác.
Xem tiếp... -
Ta cần là chính ta, dẫu trên facebook
Lâu nay, chúng ta vẫn xem facebook là ảo. Nhưng thực tế chúng ta đang sử dụng facebook rất nhiều thời gian trong ngày, trong nhiều công việc. Vậy đó đâu còn là ảo? Chúng ta vẫn thường than phiền facebook vì những kẻ ẩn danh lừa đảo thì cũng đã đến lúc chúng ta cần nhận diện rõ nhau. Cụm từ “cộng đồng đích thực” mà facebook hướng đến là điều nên làm. Facebook đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại nên cộng đồng ấy rất cần rõ ràng với nhau, mà bắt đầu từ cái tên thật!
Xem tiếp... -
Sự tử tế của người hâm mộ
Và có những lúc đội nhà ngã ngựa, có những trận đấu thua với tỉ số không thể ngờ. Sẽ có những trách móc, những hoài nghi về bán độ cũng chỉ bởi trong quá khứ họ từng đặt niềm tin và lòng tin bị phản bội. Nhưng sau khi lắng lại, họ cảm thông và chia sẻ, mới biết những hoài nghi, trách móc kia chỉ là cảm xúc nhất thời.
Xem tiếp... -
Bài hát yêu thích hay ca sĩ yêu thích?
Bài hát yêu thích 2014 khép lại với chiến thắng không nằm ngoài dự đoán của nhiều người: Quê em mùa nước lũ do cô bé Phương Mỹ Chi thể hiện. Bài hát yêu thích là một trong số ít chương trình truyền hình ra đời nhằm tôn vinh những ca khúc Việt. Tuy nhiên, trong thời gian qua chương trình này dường như có xu hướng đi ngược lại: Bài hát được bình chọn vì ca sĩ được yêu thích.
Xem tiếp... -
Luẩn quẩn vòng tròn trộm chó
Khi chưa có luật đủ răn đe thì những kẻ trộm chó vẫ nghiêm nhiên xem đó như “một nghề”, một nghề mà làm giàu hơn rất nhiều nghề. Và chúng sẵn sàng dùng mọi cách để trộm chó, và mọi cách để chống lại những người chống trộm chó. Còn người dân, những người bị trộm chó cho rằng mình có quyền đánh những kẻ trộm chó kia, đánh hội đồng đến chết vì quá ….tức giận! Và lúc lấy lời khai thì cũng hội đồng kí tên cả làng, cả xã với suy nghĩ “chẳng lẽ, họ bắt đi tù cả làng?”. Những miền quê không còn yên bình, người nông dân hiền lành chất phác bao đời nay phải sống trong nỗi lo trộm chó. Trong lòng lúc nào cũng nung nấu ý định “bảo thù, bắt được phải đánh cho đến chết”. Từ bao giờ người dân chúng ta phải sống trong lo âu và thù hằn như thế?
Xem tiếp...